Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Đông Nam Á

Văn hóa Peranakan, nét tinh hoa rực rỡ ở Singapore

27/07/2024
385

Những người đại diện của văn hóa Peranakan ở Singapore hay Babas Nyonya thường có cha là các thương nhân Trung Quốc tài ba, giàu sang. Còn mẹ của họ là những người phụ nữ Malaysia xinh đẹp, xuất chúng… Nếu du lịch Singapore tươi đẹp, du khách sẽ nghe về một thuật ngữ “Peranakan”. […] Xem →

 

Văn hóa Peranakan, nét tinh hoa rực rỡ ở Singapore

Những người đại diện của văn hóa Peranakan ở Singapore hay Babas Nyonya thường có cha là các thương nhân Trung Quốc tài ba, giàu sang. Còn mẹ của họ là những người phụ nữ Malaysia xinh đẹp, xuất chúng…

Nếu du lịch Singapore tươi đẹp, du khách sẽ nghe về một thuật ngữ “Peranakan”. Theo tiếng Malaysia, Peranakan nghĩa là “sinh ra tại địa phương” hay “con lai”. Ngày nay, người ta muốn nhắc đến văn hóa Babas Nyonya từng phát triển vô cùng rực rỡ.

Nhiều thế kỷ trước, các thương nhân người Trung Quốc đến Singapore trao đổi hàng hóa, nhập cư. Sau đó, họ kết hôn với những cô gái người Malaysia bản xứ. Bình thường, những người đàn ông Trung Hoa đều là những thương nhân giàu có. Vì thế, họ luôn tìm kiếm các cô gái Malaysia xinh đẹp, giỏi giang. Người Peranakan chính là hậu duệ của 2 tộc người này.

Người phụ nữ Malaysia kết hôn cùng những người đàn ông Trung Quốc. Hậu duệ của họ chính là người Peranakan tại Singapore. Ảnh: Layout.

Người phụ nữ Malaysia kết hôn cùng những người đàn ông Trung Quốc. Hậu duệ của họ chính là người Peranakan tại Singapore. Ảnh: Layout.

Xem thêm: Đi du lịch Singapore lần đầu tham quan ở đâu?

Các chàng trai Peranakan gọi là Babas. Còn những cô gái gọi là Nyonya. Ngoài tiếng Anh, người Peranakan thành thạo cả tiếng Malaysia, một loại phương ngữ giữa tiếng Malaysia và tiếng Trung. Người Peranakan từ lâu trở thành một phần quan trọng của bản sắc văn hóa Singapore.

Do cha mẹ xuất thân cao quý nên nhiều người Peranakan trước kia sinh ra trong giàu sang. Cuộc sống đã chăn ấm đệm êm và không phải bươn chải quá nhiều. Khi lớn lên, họ đương nhiên tiếp quản cơ nghiệp tổ tiên để lại. Những Babas đều là các thương gia, các chủ cửa hàng. Họ cũng thường hoạt động, kinh doanh lĩnh vực bất động sản, hải vận, ngân hàng. Thậm chí, nhiều người trong số họ nhận đề bạt vào những vị trí lãnh đạo của đất nước từ chính quyền Anh đương thời.

Một dãy nhà của cộng đồng người Peranakan. Ảnh: Layout.

Một dãy nhà của cộng đồng người Peranakan. Ảnh: Layout.

Xem thêm: Các điểm đến ở Singapore dễ chụp hình đẹp

Trong khi, những người đàn ông chú tâm “trị quốc, bình thiên hạ”. Những người phụ nữ ở nhà xứng danh những “nội tướng” đích thực. Không chỉ quán xuyến việc nấu ăn, thuê thùa, may vá… Những người phụ nữ Nyonya truyền thống còn tham gia kinh doanh tại các cửa hàng của gia đình.

Hầu hết người Peranakan vẫn giữ họ và các phong tục văn hóa của Trung Quốc chính là thờ cúng tổ tiên. Những người đại diện của văn hóa Peranakan vẫn xem là tộc người riêng biệt so với cộng đồng người Hoa ở Singapore. Họ cũng thực hiện một số phong tục của văn hóa Malaysia. Thế nhưng, không nhiều người theo đạo Hồi, một trong số họ theo Công giáo hoặc Tin lành.

Xuất thân của người Peranakan từ địa vị kinh tế, xã hội đều cao hơn người Trung Quốc nhập cư. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và Thế chiến Hai đã ảnh hưởng dữ dội tới tộc người. Từ đó, nhiều người trong số họ đã không thể khôi phục sự giàu có, xa hoa trước kia. Từ sau năm 1945, văn hóa Peranakan bắt đầu có dấu hiệu suy yếu.

Ẩm thực của văn hóa Peranakan

Sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc đến ẩm thực khi nói về văn hóa Peranakan. Người dân vẫn tự hào về nền ẩm thực tuyệt vời nhất thế gian của Nyonya. Babi pongteh (thịt heo om với sốt đậu), Ayam buah keluak (thịt gà om trong một loại nước sốt me sệt và cay cùng hạt keluak) và Rendang bò (thịt bò được hầm với nước cốt dừa và hương liệu)…

Những món ăn truyền thống của nền văn hóa Babas Nyonya

Những món ăn truyền thống của nền văn hóa Babas Nyonya

Xem thêm: 6 nhà hàng fine dining ở Singapore đặc sắc

Hương vị của những món ăn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ẩm thực Malaysia và Indonesia. Điều này thể hiện thông qua sử dụng một loại gia vị gọi là Rempah và nước cốt dừa. Nếu ở Malaysia, thịt lợn (heo) bị cấm đoán hà khắc còn trong ẩm thực Nyonya, đây là một nguyên liệu phổ biến. Bên cạnh các món ăn chính, các nonya biết đến với những chiếc bánh ngọt Nyonya kueh. Trong quá khứ, kỹ năng nấu nướng xem là một kỹ năng bắt buộc phải có của một Nyonya. Họ coi gian bếp chẳng khác nào sinh mệnh của mình. Những người mẹ, bà Nyonya truyền thống sẽ truyền dạy hết tâm huyết, tài nghệ nấu ăn tới con gái…

Hơn nữa, người phụ nữ Peranakan cũng sở hữu tài năng thêu thùa, kết cườm điệu nghệ. Trang phục của Baba là sự hòa quyện phong phú của các loại vải dệt, thêu, kết cườm, lụa, satin…  Trang phục truyền thống Nyonya kebaya, thay thế cho baju panjang (tiếng Malay có nghĩa là “váy dài”). Nonya kebaya thường thêu các họa tiết như hoa hồng, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc, bươm bướm, ong, cá và gà. Phụ nữ Peranakan quan niệm, mình càng ăn mặc đẹp, rạng ngời, càng thể hiện sự thịnh vượng, giàu có để chồng tự hào. Do đó, họ cực kỳ chú trọng về trang phục, vẻ bề ngoài. Ngày nay, trang phục của phụ nữ Peranakan trở thành đồng phục của tiếp viên hãng hàng không Singapore Airlines.

Kiến trúc của một ngôi nhà Peranakan
Kiến trúc đặc trưng của người Peranakan ở Singapore hoặc Malaysia.

Kiến trúc đặc trưng của người Peranakan ở Singapore hoặc Malaysia.

Xem thêm: Một Singapore mới lạ qua những công trình lịch sử

Kiến trúc của văn hóa Peranakan cũng là nét ấn tượng không nên bỏ lỡ khi du lịch Singapore. Những sắc màu Á Đông hiện hữu đầy tinh tế trong căn nhà của họ. Thế nhưng, ảnh hưởng từ phong cách phương Tây nên các “tông” màu nhã nhặn hơn nhiều với kiểu sặc sỡ, màu đậm của kiến trúc Trung Quốc cổ điển. Hình dáng, đường nét nhà cửa của người Peranakan giản đơn, tinh gọn chứ không uốn lượn, cầu kỳ…

Một ngôi nhà Peranakan đặc trưng sẽ có sảnh lớn. Sảnh thứ hai đặt bàn thờ tổ tiên, phòng ngủ, nhà bếp. Một đến hai sân trong có chức năng như giếng trời. Vào đầu thế kỷ 20, khi nhóm người Peranakan đang trong thời kỳ cực thịnh, họ xây dựng nhiều ngôi nhà một tầng, Ngoài ra, những biệt thự xa hoa với nhiều đèn treo, đồ nội thất làm từ gỗ keo khảm xà cừ, tủ chén làm từ gỗ tếch và sưu tầm. Họ còn trưng bày gốm đủ màu sắc và cổ vật quý giá.

Văn hóa Peranakan hay Babas Nyonya chính là nguồn cảm hứng của bộ phim truyền hình dài tập "Chuyện tình cô bé lọ lem" năm 2008 của Singapore thực hiện và bản remake do Trung Quốc sản xuất năm 2020 - Ảnh: Poster phim phiên bản năm 2020.

Văn hóa Peranakan hay Babas Nyonya chính là nguồn cảm hứng của bộ phim truyền hình dài tập “Chuyện tình cô bé lọ lem” năm 2008 của Singapore thực hiện và bản remake do Trung Quốc sản xuất năm 2020 – Ảnh: Poster phim “Little Nyonya” phiên bản năm 2020.

Xem thêm: Geylang Serai, khu phố truyền thống rực rỡ ở Singapore

Gợi ý 24h trải nghiệm nền văn hóa Peranakan

Đến Singapore, du khách có thể dành hẳn một ngày để khám phá văn hóa Peranakan:

– Thưởng thức bữa sáng cùng các món ăn Peranakan truyền thống. Đặc biệt, bạn nên thưởng thức mỳ Laska (tại quán Laska nổi tiếng 328) và các đồ ăn truyền thống khác…

– Trưa hoặc tối: Cảm nhận một hương vị Peranakan tinh tế trong các nhà hàng đẳng cấp như Blue Ginger. Đây cũng là địa điểm nhiều gia đình Peranakan tổ chức các lễ cưới hạnh phúc

– Ghé thăm khu Joo Chiat – Katong (Khu di sản Peranakan). Đây là điểm tham quan yên tĩnh, chụp hình đẹp, thích hợp dạo bộ ngắm cảnh.

– Sau đó, du khách có thể tham quan bảo tàng Peranakan. Sau đó, bạn trải nghiệm mua sắm tại các cửa hiệu Peranakan.

Các hãng hàng không ở Việt Nam đều có đường bay thẳng tới Singapore. Bạn xuống sân bay Changi. Sau đó, du khách thuê taxi đến địa điểm du lịch, khách sạn mình thích. Và đừng quên, bước vào thế giới nhiệm màu của văn hóa Peranakan (Baba Nyonya).

XEM THÊM: TOUR SINGAPORE – MALAYSIA 5N4Đ – BAY BB hoặc TOUR DU LỊCH SINGAPORE – SENTOSA 4N3D – BAY BAMBOO AIRWAY

 

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo