Tu viện Sumela là một trong những tu viện lâu đời nhất trong thế giới Kitô giáo. Không một ai biết chính xác tu viện này được xây dựng vào thời gian nào và được xây dựng bởi ai, nhưng người ta ước tính rằng tu viện Sumela có niên đại từ 1000 năm trước. Có lẽ tu viện này được người dân địa phương nơi đây để trốn thoát khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù. Tu viện Sumela nằm cheo leo trên vách đá dựng đứng, xung quanh những khu rừng xanh mướt ở Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình kiến trúc này đã được trùng tu lại nhiều lần.
Tu viện Sumela nằm bên ngoài thành phố Trabzon của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được biết đến với tên gọi là Meryem Ana (Đức Trinh nữ Maria). Tu viện này nằm ở độ cao 1.200 mét (3.937 feet), cao gần 300 mét (984 feet) và nằm trong các khu rừng gần hang động và nguồn nước. Từ Trabzon tới tu viện Sumela là khoảng 45 km (28 dặm). Khi tới tu viện, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên bởi lẽ gần như công trình kiến trúc này dính liền vào sườn núi. Để viếng thăm tu viện Sumela, bạn phải leo lên một cầu thang dài và hẹp.
Tu viện Sumela
Các tòa nhà chính của khu phức hợp tu viện là Nhà thờ đá, nhà nguyện, nhà bếp, phòng sinh viên, nhà khách, thư viện và đài phun nước dùng để lấy nước suối từ trên núi. Đây là thác nước được người Hy Lạp vô cùng tôn kính. Tòa nhà lớn có ban công phía trước được xây dựng từ năm 1860 và được sử dụng bởi các nhà sư. Không chỉ vậy, ảnh hưởng của nghệ thuật Thổ Nhĩ Kỳ còn được hiển thị rõ nét trong các thiết kế của kệ tủ, và các khu vực trong các căn phòng quanh sân trong.
Nhà thờ đá Sumela
Nhà thờ đá Sumela là một tòa nhà rất kỳ lạ. Nó nằm trong một góc núi và hậu cung được làm bằng gạch. Điều khiến nhà thờ này trở nên độc đáo là nội thất và ngoại thất của nơi đây được bao phủ bởi những bức bích họa mô tả khung cảnh trong kinh thánh và mô tả câu chuyện về Chúa Kitô và Đức trinh nữ Maria. Các bức tường bên trong và bên ngoài của Nhà thờ đá cũng như các bức tường của nhà nguyện liền kề được vẽ trong 3 thời kỳ khác nhau, có niên đại từ đầu thế kỷ 15.
Nguồn gốc ban đầu của Tu viện Sumela
Tu viện Sumela được thành lập vào năm 386 Sau công nguyên bởi các tu sĩ chính thống Hy Lạp để thờ phượng Đức Trinh nữ Maria. Truyền thuyết kể lại rằng hai tu sĩ đến từ Athens, Thánh Barnabas và cháu trai ông là Thánh Sophronios đã nhìn thấy hình ảnh đức trinh nữ trong hang động (ngày nay là Nhà thờ đá). Do đó đã quyết định cho xây dựng tu viện ngay tại đó. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học lại cho rằng nó đã tồn tại từ rất lâu trước đó. Trong nhiều thế kỷ qua, Tu viện Sumela phát triển mạnh và trở thành một địa điểm quan trọng không chỉ với các nhà sư, mà còn đối với những người hành hương. Tên của nó bắt đầu từ tiếng Hy Lạp “Melas” có nghĩa là màu đen. Nhiều người thì lại cho rằng nó được lấy tên là Karadaglar (Núi đen), biểu tượng của Đức Trinh nữa Maria.
Lịch sử của Tu viện Sumela
Trong những thế kỷ qua, tu viện đã bị phá hủy nhiều lần và được phục hồi lại bởi các vị hoàng đế khác nhau. Vào thế kỷ thứ 6, nó được phục hồi bởi Tướng Belisanrius, theo lệnh của Hoàng đế Justinian của Đế quốc Byzantine, người muốn mở rộng tu viện này. Vào thế kỷ thứ 13, Trabzon và các khu vực xung quanh nằm dưới sự kiểm soát của Triều đại Kommenos, được phát triển như một quốc gia riêng biệt của Đế quốc Byzantium. Trabzon trở thành thủ đô của họ và các hoàng tử tự xưng là người thừa kế của Đế quốc Byzantium. Trong triều đại của Alexios Komnenos III (1349-1390), tu viện giữ nguyên hình dạng đó và thu nhập của nó được đảm bảo từ các nguồn quỹ của đế quốc. Vào thời của Manuel III, con trai của Alexios III, và dưới triều đại của các hoàng tử sau này, Sumela trở nên giàu có hơn nhờ các khoản trợ cấp mới của đế quốc.
Khi Ottoman và Quốc vương Mehmet II chinh phục Trabzon vào năm 1461, ông đã ra lệnh bảo vệ tu viện Sumela và người Sultan được trao đặc quyền đặc biệt. Một cộng đồng lớn người Hy Lạp tiếp tục sinh sống trong đế chế Trebizond, chủ yếu tham gia vào các hoạt động buôn bán. Các nhà thờ chính đã bị chuyển thành nhà thờ Hồi giáo và người Hy Lạp đã duy trì đức tin Chính thống giáo của họ trong các nhà thờ nhỏ, gần như bị che giấu.
Vào thế kỷ 18, một phần của Tu viện Sumela đã được khôi phục và các bức tường của nhà thờ được trang trí thêm bằng những bức bích họa. Cho đến khi người Nga chiếm đóng tại Trabzon (1916-1918), tu viện vẫn hoạt động và là địa điểm hành hương của Kitô giáo và Hồi giáo. Chính trong thời gian này, tu viện đã có một diện mạo ấn tượng hơn với việc bổ sung thêm các tòa nhà lớn.
Tu viện Sumela bị quên lãng
Năm 2003, Đế quốc Ottoman sụp đổ sau Chiến tranh Tự do quốc gia. Cùng năm đó, tu viện Sumela đã bị bỏ hoang sau cuộc trao đổi bắt buộc và di dời giữa người Hy Lạp và người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hiệp ước Lausanne. Sự chuyển giao dân số (khoảng 2000 người) đã được thỏa thuận. Năm 1930, những người di cư đã thành lập một tu viện mới tên là Tu viện Panagia Soumela trên sườn núi Vermion, ở Macedonia, Hy Lạp. Do vụ hỏa hoạn vào năm 1930, các phần bằng gỗ của Tu viện Sumela đã bị phá hủy và trong những năm tiếp theo, những người săn tìm kho báy đã làm hỏng các phần khác của tu viện. Ngày nay, tu viện Sumela hiếm khi được các nhà sư sử dụng, nhưng nó đã trở thành viện bảo tàng ngoài trời, được mở cửa cho du khách trên toàn thế giới tới tham quan. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tài trợ đẻ phục hồi tu viện. Hiện nay, tu viện Sumela đã được hồi sinh bỏi những người hành hương từ Hy Lạp và Nga.
Vào năm 2017, người ta phát hiện ra một nhà nguyện bên trong tu viện. Điểm nổi bật của nơi đây là những bức tranh tường rực rỡ, mô tả cảnh thiên đường, địa ngục, sự sống và cái chết. Người ta tin rằng nhà nguyện lâu đời hơn so với những phần còn lại của tu viện và được xây dựng vào thời điểm mà Kitô giáo không phổ biến trong khu vực này.
Tu viện Sumela chính là một trong những điểm tham quan nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.