Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Châu Âu – Nga

Trượt visa Schengen vì… quá tự tin

27/07/2024
89
Chẳng khách du lịch Ý nào bỏ qua thành Rome. Những thắc mắc “Vatican ở đâu”, “Vatican có phải quốc gia không?” thôi thúc du khách nhất định khám phá Vatican – đất nước bé nhỏ và bình yên bậc nhất thế giới. Vatican là quốc gia nhỏ nhất hành tinh Vatican City State nằm […] Xem →

Trượt visa Schengen vì… quá tự tin

Posted By : Trần long/ 779

Có hẳn 3 công ty ở Đức, Pháp, Ba Lan gửi thư bảo lãnh đích danh, anh Ngũ Dũng tự tin đỗ visa Schengen. Nhưng thật bất ngờ, anh đã trượt…

Anh Dũng, CEO một công ty thiết bị đo lường tại Tp.HCM chia sẻ về 2 lần trượt visa Schengen. Anh mong câu chuyện sẽ hữu ích với các du khách định xin visa châu Âu tránh sai sót…

Công ty tôi đại diện phân phối một số hãng thiết bị ở châu Âu. Vì thế, tôi có cơ hội nhiều lần sang ấy theo diện khách mời. Ai cũng nói nếu có công ty bản địa bảo lãnh tỷ lệ đỗ visa sẽ cao. Nhưng không phải lần nào tôi xin cũng thành công“, anh Dũng nhớ lại.

Anh Ngũ Dũng có tour du lịch châu Âu 20 ngày. Điểm đến gồm Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Áo. Anh cho biết, du lịch châu Âu đã như trước dịch. Nhà chức trách không yêu cầu khách nhập cảnh cung cấp bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến Covid-19.

Xem thêm: Thực hư khách Việt xin visa du lịch Mỹ phải chờ lâu?

Lần đầu tiên trượt visa châu Âu

Năm 2016, anh Ngũ Dũng xin visa để đến triển lãm thiết bị tại Đức. Ngoài ra, lịch trình còn tham gia đào tạo tại nhà máy tại Pháp, Ba Lan. Do chưa có kinh nghiệm xin visa châu Âu nên anh tìm tới dịch vụ.

Lúc đó, anh có tổng cộng ba thư mời của ba nhà máy tại Đức, Pháp, Ba Lan. Đáp lại lời mời của anh Dũng, họ thậm chí còn mời đích danh anh và vợ. Do đồng sáng lập công ty nên hai vợ chồng đã chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ.

Những giấy tờ cung cấp như giấy tờ nộp thuế của công ty, xác nhận không nợ thuế của doanh nghiệp, số dư tài khoản ngân hàng trên 600 triệu tại thời điểm nộp, sao kê tài khoản cá nhân và công ty, thẻ tín dụng, giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ nhà đất…

Để tăng khả năng đỗ visa, trước thời điểm xin visa, anh Dũng in thêm một tập các hợp đồng mua bán, chuyển tiền, email giao dịch giữa công ty anh và đối tác. “Hồ sơ phải dày hơn 5 cm. Cá nhân tôi đánh giá vậy là quá mạnh, đầy đủ nên rất an tâm. Vì quá tự tin, tôi mua sẵn cả vé máy bay chờ ngày cất cánh”, vị Giám đốc điều hành 40 tuổi này chia sẻ.

Nhưng, anh đã trượt. Chuỗi ngày viết thư phúc khảo bắt đầu. Anh nhờ cả đối tác ở Pháp gọi điện trực tiếp đến Lãnh sự quán ở Tp. HCM. Câu trả lời vẫn giữ nguyên. Theo quy định, vợ chồng anh Dũng bị khước từ vì lý do “Nghi ngờ về ý định rời khỏi EU trước khi hết hạn visa”.

Lần thứ hai trượt visa Schengen

Lần tiếp theo không qua “cửa ải” visa của anh Dũng là năm 2018. Anh kinh nghiệm hơn, đã đỗ visa tới Đức, Anh, Mỹ. Vì thế, anh “tự tin có thừa” để xin visa tới Tây Ban Nha, anh cười khi nhắc đến chuyện này. Chính vì sự tự tin này, anh mạnh bạo rủ thêm 6 người bạn nữa đi du lịch. Anh đảm nhiệm việc làm hồ sơ do cho rằng, mình có kinh nghiệm xin visa du lịch châu Âu.

Nhóm bạn đi cùng đều là chủ doanh nghiệp. Doanh thu của họ từ vài chục tỷ đến cả trăm tỷ. Đây đều là những người sở hữu nhiều bất động sản ở Tp. HCM. Vì tự tin, hồ sơ đủ mạnh. Anh Dũng làm sẵn GPLX quốc tế cho từng người để khi sang đó sẽ thuê xe đi phượt.

Thế mà, trượt hết. Chỉ có 1 người thuộc biên chế Nhà nước, là viên chức thì đỗ!”, anh Dũng nói.

Anh Dũng cho biết, tại châu Âu đang kích cầu du lịch mạnh mẽ. Trong 2 ngày du lịch Strasbourg, Pháp, anh di chuyển miễn phí trên các phương tiện công cộng. Sắp tới, anh đến Đức để trải nghiệm chương trình đi khắp nước Đức chỉ 9 euro. Ảnh: NVCC

Xem thêm: Công việc tự do, làm sao để đỗ visa châu Âu, Mỹ?

Kinh nghiệm rút ra sau khi trượt visa Schengen lần 1

Dù hồ sơ mạnh, sau hai lần thất bại cùng ba lần khác xin visa Schengen thành công, anh tự nghiên cứu tìm ra nguyên nhân. Anh đã kịp thời rút kinh nghiệm cho bản thân và người khác.

Với lần trượt đầu tiên, anh Dũng nhìn nhận, điểm sai thứ nhất là quá tự tin vì có thư mời từ ba đối tác. Do vợ từng là cựu du học sinh, hai vợ chồng xin visa Pháp. Nhưng vé máy bay anh Dũng lại đặt đến Đức đầu tiên. Thời gian lưu trú tại Pháp của họ chỉ nhiều hơn Đức… một ngày.

Điểm sai thứ hai, anh nghĩ với mục đích công tác là chính, anh có thể nộp hồ sơ xin vào Đức hoặc Pháp đều hợp lý. Vì thế, vợ chồng anh Dũng chuẩn bị hồ sơ xin đồng thời cả hai nước. Do cùng làm nhiều hồ sơ một lúc nên dễ sai sót bởi lịch hẹn chỉ cách nhau 2 tuần.

Điểm sai thứ ba là chọn dịch vụ làm visa không uy tín. Anh tìm kiếm trên mạng thấy báo giá cạnh tranh là chọn. Cuối cùng, anh nhận ra, rẻ cũng cần xem xét lại. Vì thế, anh khuyên mọi người nên chọn đơn vị làm visa uy tín. Giá cả cũng quan trọng nhưng nếu trượt visa cũng chẳng để làm gì.

Kinh nghiệm rút ra sau khi trượt visa Schengen lần 2

Anh Dũng chủ quan làm lịch trình dọc biển Địa Trung Hải tới Tây Ban Nha theo dõi bóng đá. Lịch trình du lịch châu Âu này bị đánh giá quá “cưỡi ngựa xem hoa”. Các loại vé phương tiện di chuyển ở châu Âu đều đặt lấy lệ. Đặc biệt, chi phí cho chuyến đi theo đúng lịch trình này quá cao so với thu nhập của 7 thành viên.

Điểm sai sót thứ hai, trong đoàn có những người chưa từng du lịch châu Âu. Những người này không có sổ tiết kiệm hay số dư tài khoản đủ an toàn. Lương không ổn định, “anh em tự chia“, vì đều là đồng sáng lập, đồng sở hữu doanh nghiệp. Mức thu nhập không trùng khớp sao kê tài khoản ngân hàng để đi chơi tưng bừng như lịch trình nêu. Ngay lập tức, bên xét duyệt hồ sơ cảm thấy vô lý, nên loại là điều hiển nhiên.

Điểm thứ ba, anh Dũng tin rằng nếu du lịch nước ngoài, để vợ con ở Việt Nam thì “chắc chắn đỗ”. Hóa ra, bên cấp visa nghi ngờ, nhóm anh sang châu Âu rồi trốn ở lại lao động bất hợp pháp. Vì vậy, tất cả đều trượt vì nguyên nhân “Mục đích và thời gian lưu trú không đáng tin cậy”./.

XEM THÊM

>>> DU LỊCH ĐẶC BIỆT 5 NƯỚC ĐỨC – HÀ LAN – BỈ – PHÁP- LUXEMBOURG – 9N8Đ – BAY BB

>>> TOUR ĐÔNG ÂU 5 NƯỚC: ĐỨC – ÁO – HUNGARY – SLOVAKIA – SÉC 9N8Đ – BAY BB

>>> TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – PHÁP – THỤY SỸ – Ý – VATICAN

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo