Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Châu Âu – Nga

Thành phố Istanbul – một thủ đô, hai nhà thờ Hồi giáo

27/07/2024
145

Tương tự như mọi chuyến du lịch Rome bạn nhất định phải ghé thăm Nhà thờ Thánh Peter, thì đã đến thành phố Istanbul, bạn nhất định phải ghé thăm Nhà thờ Hồi giáo Xanh (Sultan Ahmed) và Vương cung thánh đường Aya Sofya. 

Thành phố Istanbul – một thủ đô, hai nhà thờ Hồi giáo

Posted By : Trần long/ 1524
share to :
 
 
 
 
 
 
Tương tự như mọi chuyến du lịch Rome bạn nhất định phải ghé thăm Nhà thờ Thánh Peter, thì đã đến thành phố Istanbul, bạn nhất định phải ghé thăm Nhà thờ Hồi giáo Xanh (Sultan Ahmed) và Vương cung thánh đường Aya Sofya. 
 

Một thủ đô – hai nhà thờ Hồi giáo có gì đặc biệt?

 

Lịch sử

 

Nhà thờ Hồi giáo Xanh

Nhà thờ Hồi giáo Xanh được xây dựng trên vị trí của cung điện của hoàng đế Byzantine, đối diện Hagia Sophia

 
Quốc vương Ahmet I đã xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Xanh từ năm 1609 như là sự bù đắp cho Thượng đế Allah sau thất bại của Đế quốc Ottoman trong cuộc chiến chống Ba Tư và mất bảy năm để hoàn thành. Đây là lần đầu tiên có một Thánh đường Hồi giáo được xây dựng trong hơn bốn mươi năm. Sultan Ahmed cũng đã trở thành một điểm thu hút du lịch Istanhbul phổ biến nhất.
 

Còn Aya Sofya (hay Hagia Sophia) vốn được biết đến như một vương cung thánh đường trung tâm hoành tráng và sau ba lần tái thiết, nó đã được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo. Ngày nay, nó mở cửa như một bảo tàng dành cho khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thật sự muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa. Hagia Sophia là một trong những tòa nhà thuộc thành phố Istanbul được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

 
 

 

Vương cung thánh đường Aya Sofya ở thành phố Istanbul

Vương cung thánh đường Aya Sofya

Trong gần 500 năm, Hagia Sophia là thánh đường Hồi giáo chính của thành phố Istanbul, là hình mẫu cho nhiều thánh đường Hồi giáo Ottoman khác như Thánh đường Hồi giáo Vua Ahmed, Şehzade, Süleymaniye, Rüstem Pasha,…

Kiến trúc

 
Aya Sofya đã từng bị lấn át bởi Nhà thờ Hồi giáo Xanh bởi bề ngoài của nó có thể đã quá cũ kỹ. Tuy nhiên, khi bước qua những cánh cửa lớn, cảm giác mộc mạc gần như thời trung cổ đang sống dậy sẽ đưa bạn quay ngược thời gian. Những bức tường thô ráp, trần nhà mờ dần và gạch lát sàn bị nứt đã trải qua hàng ngàn năm và những cuộc chiến đầy toan tính.
 
 

 

Những bức tường lịch sử bên trong Aya Sofya

Những bức tường lịch sử bên trong Aya Sofya

 
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmet thì gây choáng ngợp cho du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên với gạch khảm màu xanh, các bức bích họa được vẽ bằng tay tinh xảo. Phòng cầu nguyện có sức chứa 10.000 trung tâm, đi qua nó bạn sẽ đắm chìm trong ánh sáng từ 260 cửa sổ kính cũng như hàng ngàn bóng đèn treo lơ lửng trên trần nhà cao. Nội thất của Nhà thờ Hồi giáo Xanh hoàn toàn thu hút sự chú ý bởi các thiết kế Hồi giáo phức tạp.
 
 

 

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmet

Hàng ngàn bóng đèn treo lơ lửng càng làm nhà thờ thêm lung linh trong màn đêm

 

Tôn giáo

 
Aya Sofya mang đậm không khí tôn giáo với những bức tranh mô tả cuộc đời của Chúa Jesus khảm dọc theo phòng trưng bày năm 1453. Những bức tranh khảm này vẫn được giấu kín cho đến năm 1935 khi Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ủy thác phục hồi chuyên nghiệp để tháo gỡ thạch cao. Vào bảo tàng Aya Sofya, bạn sẽ không cần tuân thủ bất kỳ quy định trang phục nào.
 
Trong Nhà thờ Hồi giáo Xanh, đàn ông được yêu cầu không mặc quần short, phụ nữ được yêu cầu che kín cánh tay và chân trần và tất cả đều phải cởi giày. Tháng 11 năm 2006, Giáo hoàng Benedict XVI – vị giáo hoàng thứ hai đến thăm Nhà thờ Hồi giáo cùng với tất cả các du khách bước chân trần và cùng nhau cầu nguyện trong im lặng.
 

Giờ mở cửa

 
Aya Sofya mở cửa hàng ngày trừ Thứ Hai từ 9 giờ sáng đến 4 giờ 30 phút trong các tháng mùa đông và 7 giờ tối trong các tháng hè với chi phí vào cửa là 20 YTL cho bất kỳ ai trên 12 tuổi.
 
Nhà thờ Hồi giáo Xanh mở cửa hàng ngày từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, ngoại trừ trong thời gian cầu nguyện (khoảng 30 phút một ngày) và giữa trưa vào thứ Sáu. Không mất phí vào cửa.
 
Nhà thờ Hồi giáo Xanh khiến bạn có cảm hứng hơn nhưng Aya Sofya chính là lịch sử. Thành phố Istanbul thực sự quá may mắn khi được hai biểu tượng của tôn giáo này ngự trị.
 

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo