Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Bắc Á

Thành cổ Lệ Giang – thiên đường trên hạ giới

27/07/2024
114
Núi Thiên Môn Sơn nằm cách thành phố Trương Gia Giới 8km . Đây là ngọn núi cao nhất ở Vườn quốc gia Trương Gia Giới. Có rất nhiều cảnh quan tuyệt vời được thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Nhưng bên cạnh đó cũng luôn có những bí ẩn và truyền thuyết. Chính […] Xem →

Thành cổ Lệ Giang – thiên đường trên hạ giới

Posted By : Trần long/ 1946

Thành cổ Lệ Giang là một thành phố cổ đại của các dân tộc thiểu số, được bảo tồn tốt với nền văn hóa rực rỡ. Đây là một thành phố tự trị của dân tộc thiểu số Naxi ở tỉnh Vân Nam. Nằm trên cao nguyên cao 2.400 mét (7.874 feet) so với mực nước biển và được bao quanh bởi Núi Sư tử ở phía tây, Núi Voi và Golden Row ở phía bắc, những cánh đồng màu mỡ rộng lớn ở phía đông nam và những làn nước trong vắt, thành cổ Lệ Giang trông như một phiến mực ngọc bích lớn. Do đó, nơi đây còn được gọi là Thị trấn phiến mực lớn.

Phố cổ Lệ Giang được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thời Nhà Tống (960 – 1279) và đầu thời Nhà Nguyên (1271 – 1368) và có lịch sử hơn 800 năm. Kể từ khi Kubla Khan là hoàng đế đầu tiên của triều đại Nhà Nguyên, Lệ Giang đã phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục ở khu vực này. Thành cổ Lệ Giang đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động buôn bán ở Vân Nam, Trung Quốc, Tây Tạng, Ấn Độ và các quốc gia Châu Á khác. Ngày nay, khi đi dạo trên đường phố của thành cổ Lệ Giang, bạn sẽ cảm nhận được sự thịnh vượng và hưng thịnh từ các cửa hàng với các bộ sưu tập thủ công mỹ nghệ lạ mắt và tuyệt đẹp.

Thành cổ Lệ Giang
Thành cổ Lệ Giang

Thành cổ Lệ Giang được xây dựng dọc theo những ngọn núi và những con sông, cung cấp cảnh quan ngoạn mục. Vị trí địa lý độc đáo, bối cảnh lịch sử cổ kính, và những cư dân đa sắc tộc khiến cổ trấn này trở thành một trong những địa danh đặc biệt nhất mà mọi du khách đều muốn ghé thăm khi đi du lịch Trung Quốc.

Thành cổ Lệ Giang là thành cổ duy nhất được xây dựng mà không có tường thành. Nhờ sự kết hợp giữa văn hóa đa quốc gia và sự tiến bộ của dân tộc thiểu số Naxi, mà các tòa nhà ở đây mang đậm phong cách kiến trúc của dân tộc Han, Bai, Tibet và Naxi. Thị trấn này được thiết kế theo phong cách tự do và linh hoạt. Những ngôi nhà được xây dựng xunh quanh các con đường nhỏ hẹp, uốn lượn quanh co. Đặc biệt, người Naxi rất thích trang trí. Các ngôi nhà ở đây hầu hết được xây dựng bằng gỗ và gạch và thường được bao quanh bởi các khu vườn. Không chỉ vậy, các ngôi nhà đều được trang trí bằng các bức tượng điêu khắc ở ngoài cửa ra vào và trên cửa sổ. Do đó, tới đây bạn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu.

Thành cổ Lệ Giang
Thành cổ Lệ Giang

Thành cổ Lệ Giang tồn tại nhờ vào sông nước. Với thành phố này, nước giống như máu vậy. Hồ bơi Rồng Đen (Heilongtan) là nguồn nước chính của nơi đây, phân chia thành nhiều dòng chảy khác nhau. Do đó, bạn sẽ nhìn thấy các rãnh nước hình lưới, các cây liễu mọc khắp nơi, gần 350 cây cầu khác nhau, một vài cây cầu trong số đó được xây dựng vào triều đại nhà Minh (1368 – 1911) và nhà Thanh (1644 – 1911). Người dân địa phương ở đây sử dụng nước rất khoa học. Ở Thành cổ Lệ Giang, nước không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn mang đến cho thị trấn vẻ đẹp vô cùng dịu dàng. Thành cổ Lệ Giang còn được gọi là Venice phương Đông hay Tô Châu ở vùng cao. Một khi đã ghé thăm nơi đây chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi không thôi.

Thành cổ Lệ Giang
Thành cổ Lệ Giang

Nằm ở ngay giữa Thành cổ Lệ Giang là Phố Quảng trường (Sifangjie). 4 con đường chính tỏa ra từ Phố Quảng trường và mở rộng ra 4 hướng khác nhau. Các làn đường trải dài theo các hường tạo thành một mạng lưới và nối liền với các ngóc ngách của thị trấn. Các con đường được người dân địa phương lát đá xanh, vì vậy bạn không cần phải lo bị trơn trượt vào mùa mưa hay bụi bặm vào mùa khô. Những tảng đá lớn tạo nên cảm giác cổ xưa và bí ẩn cho nơi đây.

Vào ngày 3 tháng 12 năm 1997, Thành cổ Lệ Giang được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngày nay, đây là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất thế giới.

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo