Trong khi Pháo đài A’Famosa ở Malacca là biểu tượng còn sót lại của người Tây Ban Nha thì Quảng trường Hà Lan là công trình kiến trúc lịch sử tượng trưng cho chế độ cai trị của người Hà Lan. Kiệt tác này nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Đây là điểm tham quan mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Singapore – Malaysia.
Quảng trường Hà Lan và những sự thật ít ai biết đến
Trong khi Pháo đài A’Famosa ở Malacca là biểu tượng còn sót lại của người Tây Ban Nha thì Quảng trường Hà Lan là công trình kiến trúc lịch sử tượng trưng cho chế độ cai trị của người Hà Lan. Kiệt tác này nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Đây là điểm tham quan mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Singapore – Malaysia.
Tôi đã tự hỏi tại sao những di sản còn sót lại của chế độ cai trị của người Hà Lan ở Malacca không dễ thấy như các di sản còn sót lại của chế độ cai trị của người Bồ Đào Nha, mặc dù người Hà Lan cai trị Malacca trong vòng 184 năm, còn người Bồ Đào Nha cai trị Malacca trong vòng 130 năm.
Có rất nhiều lý do giải thích cho chuyện này. Trước tiên, Malacca bị suy thoái vì người Bồ Đào Nha không duy trì được sự thịnh vượng của thành phố này do các chính sách thương mại, và chiến tranh bị hạn chế. Thứ hai, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thành lập trung tâm kinh tế và hành chính ở Batavia (Jakarta), vì vậy, họ không sử dụng chi phí của Batavia để phát triển Malacca. Họ chỉ xem Malacca như là một cuộc chinh phục tiềm năng để bảo vệ Con đường gia vị và để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
Quảng trường Hà Lan
Vào thời điểm đó, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã chinh phục Malacca vào năm 1641, khiến Malacca không còn là một cảng giao dịch quan trọng. Hơn nữa, người Hà Lan đã liên minh với Quốc vương Johor để phát triển cảng biển Ria (một hòn đảo ở Indonesia gần Singapore) và mở các tuyến đường để phát triển ngành hàng hải.
Khi vực nơi đây nổi tiếng với những địa danh như Quảng trường Hà Lan, Quảng trường Đỏ hay Tháp đồng hồ.
Dưới đây là những sự thật thú vị ít ai biết đến về Quảng trường Hà Lan
- Stadthuys (tòa thị chính) và Nhà thờ Kitô giáo được biết đến như là biểu tượng sự cai trị của người Hà Lan ở Malacca và chúng được sơn màu đỏ, vì vậy nhiều người cho rằng bất kỳ tòa nhà màu đỏ nào ở trong khu vực đều là công trình kiến trúc được xây dựng bởi người Hà Lan. Tuy nhiên điều này là không đúng.
Nhiều khách du lịch cũng cho rằng các tòa nhà ở Hà Lan còn sót lại ở Malacca là Stadthuys và Nhà thờ Kitô giáo. Không đúng vậy.
Tôi không chắc tại sao màu đỏ lại trở thành biểu tượng của Malacca nhưng trong quá trình tìm hiểu về lịch sử của thành phố này tôi tình cờ phát hiện ra rất nhiều điều thú vị.
Stadthuys là trung tâm hành chính của người Hà Lan và là nơi cư trú của Thống đốc Malacca. Nó được thiết kế sau công trình kiến trúc Old Stadhuis of Hoorn ở Hà Lan. Tuy nhiên, ngày nay Old Stadhuis of Hoorn không còn tồn tại nữa. Tòa nhà Stadthuys hiện là Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học.
- Nhà thờ Kitô giáo được người Hà Lan xây dựng vào năm 1741 nhân dịp kỷ niệm 100 năm người Bồ Đào Nha cai trị Malacca. Ban đầu nó được người Hà Lan đặt tên là Bovenkerk. Sau đó nó được chuyển đổi thành nhà thờ sau khi Nhà thờ thánh Paul trên Đồi thánh Paul không thể đáp ứng nhu cầu của cộng đồng giáo xứ Hà Lan.
Khi Malacca được chuyển giao cho người Anh theo Hiệp ước Anglo – Hà Lan vào năm 1824,nhà thờ này được đổi tên thành Nhà thờ Kitô giáo. Sau đó, nó được thánh hiến theo nghi thức của Giáo hội Anh, và hiện là Nhà thờ tin lành lâu đời nhất ở Malaysia.
- Stadthuys và Nhà thờ Kitô giáo ban đầu được người Hà Lan sơn màu trắng, nhưng người Anh đã sơn lại chúng thành màu đỏ vào năm 1911. Bởi lẽ màu đỏ dễ bảo trì hơn so với màu trắng.
- Các tòa nhà hành chính ở Hà Lan nằm liền kề với Nhà thờ Kitô giáo trên một con đường hẹp được gọi là Đường ven sông bởi nó chạy song song với sông Malacca. Tòa nhà nằm bên phải của Nhà thờ Kitô giáo được chuyển đổi thành Bảo tàng Thanh niên và Phòng trưng bày nghệ thuật.
Stadthuys ở Quảng trường Hà Lan
- Tháp đồng hồ được xây dựng vào năm 1886 bởi một triệu phú người Trung Quốc đời thứ tư, Tan Jiak Kim. Ông đã xây dựng tháp đồng hồ này cho người dân Malacca nhằm thực hiện mong muốn của cha mình.
Ban đầu chiếc đồng hồ này được đặt hàng từ Công ty Smith & Sons Clockmakers ở London, nhưng vào năm 1982, nó được chuyển thành Seiko. Điều đó khiến người dân lớn tuổi ở Malacca khó chịu bởi họ nhớ lại sự khắc nghiệt họ phải chịu đựng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Thác nước Nữ hoàng Victoria không phải do người Hà Lan sản xuất. Nó được xây dựng vào năm 1901 để tưởng niệm sự cai trị của Nữ hoàng Victoria.
- Các tòa nhà nằm phía sau Stadthuys ban đầu được xây dựng bởi người Hà Lan nhưng không được sơn màu đỏ. Tòa nhà các viện bảo tàng trước đây được sử dụng bởi các quan chức cao cấp của Công ty Đông Ấn Hà Lan vào những năm 1700, và Bảo tàng Tem được sử dụng bởi một gia đình người Hà Lan trong gần 300 năm tới Thế chiến thứ 2. Cả 2 tòa nhà này được thiết kế tương tự như các tòa nhà thuộc địa của Hà Lan ở vùng nhiệt đới.
- Mặc dù rất nhiều người nói về các tòa nhà hành chính của Hà Lan nhưng lại rất ít người đề cập về Làng Hà Lan, nơi người Hà Lan từng sống trong thời thuộc địa.
Nhiều người không biết rằng khu vực Làng Hà Lan nằm trên phố Heeren (Jalan Tun Tan Cheng Lock) và Jonker Street (Jonker Walk). Đây là nơi sinh sống của các thương nhân.
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những ngôi nhà Hà Lan trên phố Heeren đã được gai tộc Babas và Nyonyas tiếp quản. Hiện tại, những ngôi nhà này được chuyển đổi thành các cửa hàng, khách sạn, bảo tàng tư nhân, phòng trưng bày, cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê cho khách du lịch ghé thăm khi tới Quảng trường Hà Lan.