Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Châu Âu – Nga

Khi khách Việt đấu trí những tên trộm ở châu Âu

27/07/2024
115
Dave Smith, một du khách nước ngoài chấp nhận quá cảnh ở Việt Nam, Ấn Độ và UAE để tiết kiệm 1.500 USD, tương đương 1/3 giá vé sang du lịch châu Âu… Dave Smith, ký giả chuyên mảng du lịch người Indonesia. Sau 2 năm, đầu tháng 6/2022, anh quyết định thực hiện chuyến […] Xem →

Khi khách Việt đấu trí những tên trộm ở châu Âu

Posted By : Trần long/ 960

Bị mất hộ chiếu ở châu Âu do móc túi, phải làm sao?

Chuyện dở khóc dở cười nhất với anh Thịnh chính là lần từ Đức sang Ý vài năm trước. Lái xe từ Berlin sang Prato, Ý, anh và người bạn vào siêu thị mua đồ. Tuy nhiên, một tên trộm táo tợn đã cậy cửa ô tô đánh cắp toàn bộ hành lý. Anh Thịnh và bạn mất hộ chiếu, phải tới đồn cảnh sát trình báo.

Phòng tiếp nhận thông tin của công dân nước ngoài đông như trẩy hội. Lần đầu tới, anh Thịnh lúng tùng vì chẳng biết tìm ai giúp đỡ. Bỗng, cậu em đi cùng kéo tay anh và chỉ vào viên cảnh sát đi qua. “Người này sẽ làm thủ tục cho anh em mình”. Anh Thịnh nhận hỗ trợ về giấy tờ để di chuyển. Anh hỏi vì sao biết chính xác người có thể giúp mình, người em này cười và nói “Đã 3 lần mất hộ chiếu nên có kinh nghiệm”.

Vợ chồng người bạn của anh Thịnh khi du lịch Barcelona cũng mất ví, hộ chiếu. Báo cảnh sát, họ khuyên rằng, kẻ bất lương chỉ lấy tiền và sẽ ném hộ chiếu vào thùng rác công cộng. Vì thế, họ quay lại nơi mình bị móc túi… bới các sọt rác, họ đã tìm thấy giấy tờ.

“Đấu trí” cân não với kẻ lừa đảo ở Hà Lan

Với Ngọc Thịnh, Hà Nội, anh từng đấu trí với lừa đảo ở châu Âu cân não không khác phim. Cuối năm 2018, anh cùng bạn tham quan làng cối xay gió Zaanse Schans, Hà Lan. Khi đang đi bộ ra tàu trở về Amsterdam, họ nghe tiếng hét  “Dừng lại” rất lớn từ phía sau. Theo phản xạ, họ quay lại thấy hai người đàn ông ngồi trong ô tô hạ kính. Nhóm này quát tháo, yêu cầu kiểm tra giấy tờ anh Thịnh. Anh nghe loáng thoáng mình bị nghi ngờ chứa ma túy.

Người đi cùng anh Thịnh rất hoảng loạn, thậm chí đưa ví tiền cho hai “cảnh sát” này kiểm tra. Anh Thịnh đã bình tĩnh yêu cầu họ xuất trình giấy tờ chứng minh là cảnh sát. Sau một hồi nói chuyện, anh phát hiện nhiều điểm đáng ngờ. Anh Thịnh nói sẽ gọi về sở cảnh sát địa phương khiếu nại. Hai kẻ này biết mình gặp phải “đối thủ” nên đã nhanh chóng phóng xe bỏ chạy…

Anh Tất Thịnh đang làm tại một công ty thiết bị chiếu sáng tại Praha, Séc. Thời gian rảnh, anh thường làm hướng dẫn viên cho khách Việt du lịch châu Âu. Ảnh: Anh Nguyễn Tất Thịnh cùng vợ du lịch tới Hallstatt, ngôi làng kiêu hãnh 7.000 năm của nước Áo.
Anh Tất Thịnh đang làm tại một công ty thiết bị chiếu sáng tại Praha, Séc. Thời gian rảnh, anh thường làm hướng dẫn viên cho khách Việt du lịch châu Âu. Ảnh: Anh Nguyễn Tất Thịnh cùng vợ du lịch tới Hallstatt, ngôi làng kiêu hãnh 7.000 năm của nước Áo.

“Đấu mắt” đáng gờm với những tên móc túi ở Paris

Nếu anh Ngọc Thịnh “đấu trí” cân não với kẻ lừa đảo. Anh Hoàng Tuấn và chị Ngọc Hương lại tự tin “đấu mắt” với kẻ móc túi. Cuối năm 2019, hai vợ chồng họ đã có chuyến du lịch vòng quanh châu Âu.

Chị Hương đánh giá mình và chồng là “kẻ liều mạng” bởi tiếng Anh chẳng biết chút gì. Anh đi du lịch châu Âu tự túc, không thuê hướng dẫn viên. Bảo bối giống như trợ thủ của họ không gì ngoài điện thoại kết nối Internet.

Sự cố xảy ra ngay ngày đầu ở Paris, Pháp. Trên tàu RER B, một gã đàn ông cao to đứng cạnh vợ chồng chị Hương. Người này vắt chiếc áo dài cầm trên tay gã trùm lên túi đeo phía trước của anh Tuấn. Với sự cảnh giác cao độ, hai người luôn để ý chặt chẽ hành động của người lạ mặt. Chợt, gã sờ vào túi, anh Tuấn nhè nhẹ nhưng đầy cương quyết gạt tay gã đàn ông kia ra. Chị Hương nhìn hắn với ánh mắt dữ dằn. Sau khoảng 2-3 phút, giằng co gay gắt, người đàn ông nói “Xin lỗi” rồi ra chỗ khác.

Làm sao để giảm rủi ro trộm cướp khi du lịch châu Âu?

Anh Nguyễn Tất Thịnh cho rằng, không chỉ châu Âu, bất cứ đâu cũng có người tốt và kẻ xấu. “Kẻ bất lương thường hướng đến balo, túi xách, ví, đồng hồ đeo tay… Do đó, bạn đừng cất tiền và đồ có giá trị trong đó. Balo nên đeo trước mặt, không để sau lưng. Những lịch trình đi du lịch châu Âu cần chú ý như: Paris, Marseille, Barcelona, Milan, Venice, Rome”.

Tới các cửa tiệm ăn uống, người Việt nên kiểm tra kỹ giá, đặc biệt quán thưa khách. Một lần đến Rome, anh Thịnh cùng người bạn vào quán vắng trong ngách ở Via Veneto. Hai du khách Việt uống một chai rượu vang. Khi chờ đợi, anh đã cẩn thận nhìn giá thực đơn và thấy chai vang giá 700 Euro. Hai người vội vàng đứng dậy, rời quán trước khi trở thành nạn nhân của “chặt chém”.

Với trường hợp kẻ xấu giả danh cảnh sát, bạn tuyệt đối bình tĩnh. “Mình không làm gì sai chẳng việc gì phải hoảng sợ”. Cảnh sát đúng nghĩa ở châu Âu tốt bụng, lịch thiệp. Nếu kiểm tra giấy tờ, họ cũng sẽ từ tốn, luôn nêu lý do và chẳng quát nạt du khách. Nếu đã nhận ra kẻ giả mạo, hãy lờ đi, tỏ ra bạn chẳng hiểu chúng muốn nói gì. Bọn lừa đảo sẽ chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc, anh Thịnh chia sẻ.

Tuy nhiên, anh Thịnh nhấn mạnh, nếu lỡ tiếp chuyện, bạn đừng tỏ ra hiếu chiến. Những kẻ giả mạo này chẳng thể biết có manh động đến mức dùng vũ khí nguy hiểm không? Trường hợp xấu hơn như chúng gia tăng sức ép, hãy hô hoán để gây chú ý với người xung quanh.

Còn vợ chồng chị Hương chia sẻ kinh nghiệm, họ luôn thuê khách sạn danh tiếng ở châu Âu. Hai người sẽ cất giữ hộ chiếu, tiền mặt, thẻ… trong két sắt. Những ngày đi tham quan đâu đó, họ chỉ mang đủ tiền mặt để di chuyển, ăn uống. Còn tới điểm mua sắm khi du lịch châu Âu, hai người mang thẻ visa. Tuy nhiên, nó sẽ cất trong túi đeo trước ngực cẩn trọng và luôn để ý xung quanh./.

XEM THÊM: TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU KHỞI HÀNH NĂM 2022

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo