Liệu đã đủ để quốc gia Bắc Âu có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và một nền tri thức uyên bác… thu hút khách tới khám phá Na Uy đến thế?
Mùa nào Oslo cũng đông khách du lịch Na Uy. Mùa hạ là lúc các viện bảo tàng mở cửa xuyên đêm, khách sạn giảm giá khá nhiều… Mùa xuân thời tiết ấm áp, muôn hoa đua nở. Đặc biệt, hoa thạch thảo và hoa tai hùm, xem như quốc hoa của Na Uy. Hay mùa thu phong cảnh lãng mạn như thơ, nắng rất đỗi dịu dàng. Còn mùa đông phiêu lưu hơn với du khách bởi những trò chơi thể thao mùa đông như trượt tuyết.
Du lịch Oslo cùng không gian bảo tàng vô giá
Các bảo tàng ở Oslo thường thu hút đông đảo khách tham quan. Thành phố hình thành từ thế kỷ 11 nhưng mãi thế kỷ 19 mới trở thành thủ đô. Qua các bảo tàng lịch sử, khách khám phá Na Uy biết có nơi này có cư dân ngay từ thiên nhiên kỷ thứ 10 TCN. Họ đến từ miền Bắc nước Đức hay miền Đông – Bắc của nước Nga và Phần Lan. Trước đây, Na Uy chung một quốc gia Thụy Điển. Mãi 7/6/1905, Na Uy mới tuyên bố độc lập. Trong thế chiến thứ hai, Na Uy bị quân đội phát xít Đức chiếm đóng. Đến 8/5/1945, phát xít Đức tại Na Uy tuyên bố đầu hàng.
Bảo tàng Munich
Từ đó, người dân Na Uy tận hưởng cuộc sống hòa bình. Họ trở thành quốc gia có mức sống cao bậc nhất hành tinh. Người ta coi Oslo là thành phố của các viện bảo tàng vì nơi đây có tới 100 viện bảo tàng khác nhau. Có thể nhắc ngay khách du lịch Na Uy tới viện bảo tàng Munich. Nơi đây trưng bày luân phiên hàng nghìn tác phẩm của danh họa Na Uy lừng danh, Edvard Munch (1863 – 1944). Bảo tàng Munich lưu giữ 1.100 bức tranh, 4.500 bức ký họa khoảng 18.000 bản in, 6 bức tượng và nhiều tài liệu quan trọng về danh họa này.
Bảo tàng tàu Viking
Vùng đất Bắc Âu, Na Uy xa xưa từng nổi danh bởi với cướp biển Viking. Bảo tàng tàu Viking dẫn lối du khách chiêm ngưỡng 3 con tàu Viking từ thế kỷ 9 nhưng khá nguyên vẹn. Với chiều dài hơn 20m, rộng 5m với cột buồm cao khoảng 20m, nó hoàn toàn đương đầu sóng gió đại dương. Cánh buồm hình vuông đầu tàu có hình đầu rồng.
Bảo tàng Fram
Fram là bảo tàng khác ở Na Uy trưng bày hai tàu Gjoa và Fram. Tàu Gjoa từng đưa nhà thám hiểm Roald Amundsen đi từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới đặt chân đến Nam Cực vào năm 1912 trên chính con tàu này. Khách du lịch Na Uy cũng không thể bỏ qua các viện bảo tàng dân gian. Bạn có thể tham quan khu trưng bày nghệ thuật truyền thống như các loại quà tặng tinh xảo hay trang phục lộng lẫy. Trong khu ngoài trời còn có cả mô hình của 150 công trình kiến trúc nổi bật từ thế kỉ 17.
Xem thêm: Atlantic Ocean road, hành trình thiên lý ngoạn mục ở Na Uy
Khám phá thiên nhiên Na Uy
Tại Oslo, du khách đừng quên thăm công viên Vigeland. Không gian văn hóa trưng bày các tác phẩm đặc sắc của nhà điêu khắc Na Uy, Gustav Vigeland. Ngoài ra, những điểm du lịch ấn tượng khác có thể đi máy bay nội địa là các thành phố Bergen, Stavanger, Trondheim… Thú vị nhất trong chuyến đi khám phá Na Uy là đi thuyền thưởng ngoạn vịnh hẹp. Dòng sông băng chạy giữa các dãy núi hùng vĩ là cảnh quan đặc trưng của xứ sở này. Con sông dài nhất Na Uy là sông Glomma dài 598km. Đỉnh núi Galdho, cao nhất Na Uy, 2469m dọc theo thị trấn nhỏ thanh bình và duyên dáng. Dọc theo các dòng sông có thể thấy dòng thác bật tung bọt trắng xóa ven các dãy núi.
Giải thưởng Nobel Hòa bình, điểm hẹn khi tới khám phá Na Uy
Hơn nữa, du khách đến Na Uy càng đông vào dịp trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình. Hằng năm, sự kiện trọng đại diễn ra tại tòa đô chính Oslo đúng vào 10/12, tưởng niệm Alfred Nobel. Mỗi năm, Ủy ban Nobel của Na Uy gồm 5 thành viên tuyển chọn từ nghị viện. Với nhiệm kỳ 6 năm, họ sẽ tiếp nhận các đề xuất ứng cử viên vào tháng 2. Sau đó, các thành viên tiến hành chọn lựa dần đi có thể công bố danh sách chính thức đoạt Nobel Hòa bình.
Một băn khoăn của không ít du khách, địa hình núi non gồ ghề như vậy? Chưa kể chia cắt bởi với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, lực lượng lao động chỉ gần 3 triệu người? Vì sao Na Uy sở hữu mức sống cao vào loại hàng đầu thế giới. Có thể lý giải đơn giản bởi một phần thiên nhiên ban tặng Na Uy một kho tàng khoáng sản giàu có. Đồng thời trình độ khoa học – công nghệ của Na Uy cũng đạt tới mức cực thịnh.
Na Uy thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 25/11/1971. Quốc gia Bắc Âu duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị nghị với nước ta đến ngày nay. Đặc biệt, trong giáo dục – đào tạo, nhiều viện trợ đào tạo triển khai ở Việt Nam và có hàng trăm nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam nhận học bổng theo chương trình đi học tập nghiên cứu tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Na Uy./.