Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Đông Nam Á

Đường sắt tử thần – chứng nhân lịch sử của Thái Lan

27/07/2024
387
Chợ đường sắt Maeklong là khu chợ nổi tiếng nhất không chỉ ở riêng Thái Lan mà cả thế giới bởi nó nằm trên đường ray xe lửa. Hàng ngày, khu chợ này được chuyển đổi để tàu đi qua. Bạn có thể dễ dàng ghé thăm khu chợ này với chuyến du lịch Bangkok […] Xem →

Đường sắt tử thần – chứng nhân lịch sử của Thái Lan

Posted By : Trần long/ 3086

Bạn là người đam mê lịch sử? Nếu bạn muốn tìm một địa điểm du lịch trong ngày từ Bangkok tới những địa điểm không quá đông đúc như Ayutthaya thì tốt nhất bạn nên chọn tới Kanchanaburi. Nơi đây nổi tiếng với cây cầu đường sắt bắc qua Sông Kwai Yai, một phần của đường sắt Miến Điện hay còn được gọi là Đường sắt tử thần, là nhân chứng của lịch sử đẫm máu của Thái Lan.

Tóm tắt lịch sử của Đường sắt tử thần

Đường sắt Miến Điện được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như Đường sắt tử thần, Đường sắt và Đường sắt Miến Điện – Xiêm. Tuyến đường sắt này dài 415km (258 dặm), kết nối Ban Pong (Thái Lan) và Thanbyuzayat (Miến Điện/ Myanmar).

Được xây dựng vào năm 1943 bởi Đế quốc Nhật Bản để hỗ trợ quân đội của họ trong Thế chiến II. Bị đóng cửa vào năm 1947, sau đó nó được mở cửa trở lại phần Nong Pla Duk – Nam Tok vào năm 1957, 10 năm sau đó.

Khoảng 180.000 đến 250.000 công dân Đông Nam Á và khoảng 61.000 tù nhân chiến tranh đã bị buộc phải làm việc trên công trình xây dựng đường sắt. Trong suốt quá trình xây dựng, khoảng 90.000 công nhân và 12.000 tù nhân chiến tranh đã thiệt mạng.

Đường sắt tử thần ở Thái Lan
Đường sắt tử thần ở Thái Lan

Hầu hết công nhân đã chết vì kiệt sức, suy dinh dưỡng hoặc bị nhiễm trùng. Nhiệt độ cao kết hợp với việc thiếu vệ sinh và hỗ trợ y tế không đầy đủ không giúp đỡ được gì cho các công nhân này. Khoảng 80% số người chết là công nhân từ Miến Điện, Malaysia, và Tamil, trong khi 20% còn lại là người Mỹ, Hà Lan, Úc, Anh hoặc Ấn Độ. Sau đó, người ta đã xây dựng Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi để tưởng nhớ cái chết các các công nhân.

Với rất nhiều máu và mồ hôi đã đổ ra để xây dựng tuyến đường sắt này, cái tên Đường sắt tử thần dường như rất hoàn hảo với công trình kiến trúc này.

Thực tế thú vị là ban đầu, cây cầu này đã vượt qua sông Kwai mà đúng hơn là Mae Klong. Tiểu thuyết gia Pierre Boulle đã nhắc đến tên gọi của dòng sông này trong cuốn tiểu thuyết “Cây cầu bắc qua sông Kwai”. Sau đó, chính phủ Thái Lan đã đổi tên dòng sông thành Sông Khwae/ Sông Kwai vào năm 1960.

Điểm đến để khám phá

Chuyến tham quan Đường sắt tử thần không chỉ bao gồm việc tham quan cây cầu mà còn rất nhiều địa điểm khác. Với vô số điểm dừng chân trong chuyến đi, tour sẽ cho bạn thấy những cảnh đẹp quyến rũ và đáng yêu của Thái Lan. Dưới đây là một số điểm đến bạn nên ghé thăm trong chuyến du lịch tới Đường sắt tử thần.

Cầu đường sắt tử thần

Cầu đường sắt tử thần
Cầu đường sắt tử thần

Điểm thu hút chính của chuyến đi là cây cầu dài 300m và một phần của tuyến đường sắt Miến Điện, như một lời nhắc nhở về quá khứ đen tối trong lịch sử Thái Lan. Trung tâm của nó đã bị phá hủy trong vụ đánh bom của quân Đồng minh vào năm 1945, và phần nguyên bản duy nhất còn sót lại là các nhịp hình vòm. Qua nhiều lần sửa chữa, giờ đây bạn có thể thoải mái đi lang thang trên cầu, nhưng nhớ đứng trong vùng an toàn mỗi khi tàu xuất hiện. Những vùng an toàn này khá nhỏ, vì vậy hãy nhanh chóng tìm một chỗ đứng trước khi điều gì đó đáng tiếc xảy ra.

Những người bán hàng rong luôn đứng xung quanh khu vực cây cầu vì vậy bạn có thể dễ dàng mua đồ ăn, hoặc một số món quà lưu niệm. Một lưu ý là cây cầu có thể trở nên khá đông đúc vào cuối ngày, vì vậy bạn nên tới đây sớm hoặc thật muộn để tránh tiếng ồn và nắng nóng. Còn nếu như bạn không quan tâm nhiều đến đám đông hay tiếng ồn thì hãy đến đây vào bất cứ lúc nào mà bạn thích.

Phía bên kia sông, bạn có thể nhìn thấy ngôi đền Trung Quốc, và bạn có thể ghé thăm nếu bạn muốn. Theo nhiều khách du lịch, ngắm nhìn cây cầu từ khu vườn yên tĩnh là một trải nghiệm khá thú vị.

Điểm nhấn của khu vực này là chương trình biểu diễn âm thanh, ánh sáng kèm theo màn bắn pháo hoa và hội chợ ẩm thực kể về lịch sử đãm máu của Đường sắt Miến Điện. Chương trình này diễn ra vào cuối tuần cuối cùng của tháng 11 và cuối tuần đâu tiên của tháng 10. Vì vậy, nếu bạn muốn thưởng thức buổi trình diễn này, hãy đánh dấu nó vào lịch và lên kế hoạch đi du lịch Thái Lan vào đúng dịp này trong năm.

Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi

Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi
Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi

Thông thường, điểm dừng chân đầu tiên của chuyến tham quan Đường sắt tử thần là Nghĩa trang Chiến tranh Kanchanaburi (người dân địa phương gọi đây là Nghĩa trang chiến tranh Don-Rak). Đây là nơi an nghỉ của tất cả những công nhân bị thiệt mạng trong quá trình xây dựng Cầu Đường sắt tử thần. Hơn 5000 binh lính người Anh và Úc, khoảng 1800 binh lính Hà Lan cũng được chôn cất và tưởng niệm tại nghĩa trang. Ngoài ra, ở đây còn có 2 ngôi mộ chứa tro cốt của 300 người đàn ông.

Đây là nơi tuyệt vời để tìm hiểu thêm về lịch sử và câu chuyện của tất cả các binh lính bị buộc phải làm việc trên tòa nhà của Cầu Đường sắt tử thần. Thật ấm lòng khi gia đình của những binh lính vẫn thường xuyên đến thăm những người thân yêu của mình. Bằng chứng là rất nhiều hình ảnh gia đình được đặt trên bia mộ. Khu vườn nghĩa trang luôn được chăm sóc cẩn thận và nó gần với Trung tâm đường sắt Thái Lan – Miến Điện, vì vậy đây luôn là điểm dừng chân tuyệt vời.

Trung tâm đường sắt Thái Lan – Miến Điện

Trung tâm đường sắt Thái Lan – Miến Điện
Trung tâm đường sắt Thái Lan – Miến Điện

Bên cạnh nghĩa trang là Trung tâm Đường sắt Thái Lan – Miến Điện: một bảo tàng tương tác, thông tin và cơ sở nghiên cứu để gợi ý về lịch sử của Đường sắt Thái Lan – Miến Điện.

Bảo tàng này vẫn hoạt động tốt. Thông qua hàng trăm bức ảnh trưng bày các di tích và mô hình Đường sắt tử thần được kể lại một cách sinh động, truyền tải rõ cuộc đấu tranh và sự đau khổ của người lao động. Bảo tàng không cho phép chụp bất kỳ bức ảnh nào bên trong viện bảo tàng, vì vậy hãy tôn trọng quy định của họ.

Trung tâm đường sắt Thái Lan – Miến Điện được mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày trừ một số ngày lễ của Thái Lan. Chi phí vé vào cửa là 120 bath cho người lớn và 80 bath cho trẻ em.

Cầu cạn Wampo

Cầu cạn Wampo
Cầu cạn Wampo

Cầu cạn Wampo hay còn được gọi là Cầu Tham Krasae là phần bị bỏ hoang của Đường sắt tử thần. Du khách thường đến Kanchanaburi để ghé thăm Cây cầu trên sông Kwai hay Đèo Hellfire nhưng họ không thường đi bộ trên con đường nối liền với ga Tham Krasae và ga cầu Tham Krasae.

Nếu bạn sợ độ cao thì con đường này có lẽ không dành cho bạn. Bởi nó không có tay vịn, lan can. Bởi vậy, bạn phải luôn cẩn thận khi đi bộ trên đường.

Hang động Krasae

Hang động Krasae
Hang động Krasae

Khi đi dạo trên cầu cạn Wampo, hãy nhớ ghé qua Hang Krasae. Nằm cách phía bắc cầu cạn Wampo một chút, hang Krasae được xây dựng bởi các công nhân của đường sắt. Người ta nói rằng khu vực này là một trong những phần khó nhất và nguy hiểm nhất trong quá trình xây dựng.

Hang động được mở cửa cho tất cả mọi người đến tham quan và tưởng nhớ những người công nhân đã thiệt mạng. Điểm nổi bật trong hang là bức tượng Phật bằng vàng lớn, được người dân địa phương tôn thờ trong nhiều năm.

Một số lời khuyên hữu ích khi đi tới Đường sắt tử thần

Nếu bạn tới đây vào mùa hè, hãy nhớ luôn mang theo bên mình kem chống nắng và một chai nước. Thông thường nhiệt độ Thái Lan vào mùa hè thường dao động khoảng 100 độ F.

Và chuyến đi của bạn tới Đường sắt tử thần sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đi cùng hướng dẫn viên du lịch địa phương hoặc tham gia tour du lịch Thái Lan bao gồm điểm đến này. Chắc chắn đây sẽ là một địa điểm du lịch đáng nhớ trong hành trình của bạn.

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo