Nhìn từ không gian, những ngọn núi tuyết trắng của dãy Alps dần biến mất, thay vào bởi màu xanh của thực vật. Và, ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu chính là nguyên nhân chủ yếu của việc dãy Alps đổi màu…
Phát hiện bất ngờ về dãy Alps đổi màu
Tạp chí Science đầu tháng 6 công bố nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh độ phân giải cao. Họ chỉ ra, diện tích thực vật trên đường giới hạn cây gỗ ở Alps tăng 77% từ năm 1984. Đường giới hạn ấy nghĩa là vượt qua độ cao đó, cây gỗ sẽ không thể sinh trưởng nữa. “Việc thu hẹp của các dòng sông băng cho thấy, sự ấm lên toàn cầu ở dãy Alps. Sự gia tăng khối thực vật là đổi thay lớn”, nhóm nghiên cứu đánh giá.
Nhiệt độ, lượng mưa cao đang kéo dài mùa sinh trưởng của thực vật. Yếu tố này khiến cây cối ngày càng um tùm và cao hơn. Các nhà khoa học cho biết, việc mất chưa tới 10% lượng tuyết phủ trên đường giới hạn cây gỗ là rất đáng bàn.
“Quy mô của sự thay đổi tại dãy Alps vô cùng lớn”, giáo sư Sabine Rumpf ở Đại học Basel, tác giả chính của nhóm nhận xét. Các vùng núi đang tăng nhiệt gấp đôi so với trung bình toàn cầu. Dù việc phủ xanh dãy Alps giúp khả năng hấp thụ CO2 tăng. Thế nhưng, hiện tượng này chẳng bù đắp nổi cho tác động tiêu cực. Chẳng hạn, tầng đất đóng băng vĩnh cửu biến mất, lượng tuyết ít để phản xạ ánh mặt trời, môi trường sống của sinh vật giảm…
Xem thêm: Quán bar trong “tủ lạnh” ở Thụy Sĩ
Hệ quả của dãy Alps thay đổi màu sắc
Theo Rumpf, khi cây mọc ở độ cao lớn đe dọa nhiều loài thực vật đặc trưng ở Alps. Chúng chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt nhưng tính cạnh tranh không cao. Khi điều kiện thuận lợi, những loài thực vật ở độ cao thấp hơn lấn át, chen lấn với chúng. “Vì thế, tính đa dạng sinh học của Alps đang gánh áp lực lớn”, giáo sư Sabine Rumpf lo ngại.
Ở gần 10% diện tích khu vực nhóm tiến hành đo đạc, lượng tuyết phủ trên đường giới hạn cây gỗ giảm đáng kể. Con số chưa tính sông băng hay những nơi dưới cao độ 1.700 m. Đây vẫn là diễn biến đáng lo lắng theo các nhà nghiên cứu.
“Xu hướng như vậy không chỉ ra bởi các phân tích dữ liệu vệ tinh trước đây. Điều đó khả năng do ảnh vệ tinh có độ phân giải chưa cao hoặc thời gian nghiên cứu không đủ”, giáo sư Antoine Guisan tại Đại học Lausanne cho biết.
Sự thay đổi về độ dày của tuyết không phát hiện bởi dữ liệu vệ tinh. Nhưng, các phép đo dưới mặt đất chỉ ra, tuyết mỏng hơn nơi cao độ thấp trong vài năm. Nhiều nơi trên dãy núi Alps đổi màu từ trắng sang xanh lá. Điều đó bởi tốc độ ấm lên toàn cầu khiến tuyết tan nhanh chóng. “Những ngọn núi xanh phản xạ ít ánh sáng mặt trời hơn. Sự ấm lên tăng thêm và càng làm mất đi nhiều tuyết phủ, giảm khả năng phản xạ”, giáo sư Rumpf giải thích.
Ngoài ra, ấm lên toàn cầu khiến các sông băng, tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan đi. Những vụ lở đất, lở đá kinh hoàng và bùn trôi dễ dàng hơn, đe dọa con người.
XEM THÊM: TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – PHÁP – THỤY SỸ (NÚI TITLIS – DÃY APLS) – Ý – VATICAN – 11N10Đ – BAY TURKISH AIRLINES