Khi bạn tự hỏi, du lịch Pháp ăn gì? Foie gras, quốc bảo của ẩm thực Pháp, vốn là hương vị thường xuất hiện ở các nhà hàng cao cấp đang biến mất dần khỏi thực đơn…
Từ tháng 11/2021, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp ở Pháp và châu Âu. Ngành chăn nuôi vì thế kiệt quệ, cung không đủ cầu. Pháp cũng không thoát cơn khủng hoảng này khi 16 triệu con gia cầm tiêu hủy để kiểm soát dịch.
Nhà hàng Pháp đối phó cơn khủng hoảng gan ngỗng
Nằm ở Tây nam nước Pháp, Le 1862 là nhà hàng cao cấp sở hữu sao Michelin. “Một tháng nay, gan ngỗng cứ ít đi. Đến tuần này còn không có hàng nữa”, Pascal Lombard, chủ nhà hàng kiêm đầu bếp chính nói. Lombard đã phải họp bàn khẩn cấp với các nhà sản xuất và cung ứng địa phương.
Les Eyzies, thị trấn có nhà hàng Le 1862, trung tâm Périgord là tâm dịch mới của cúm gia cầm. Năm nay, dịch bùng phát từ mùa xuân, lan tới phía tây Pays de la Loire và tây nam Périgord. Đây là hai vùng nuôi chăn nuôi gia cầm trọng điểm của Pháp. 72% vịt và ngỗng của ngành sản xuất gan ngỗng do Pays de la Loire cung cấp.
Dự kiến, gan ngỗng Pháp sẽ giảm 50% sản lượng trong năm nay. Dịch bệnh đã tác động đến 80% các nhà sản xuất, chăn nuôi ở quốc gia này. Đương nhiên, các nhà hàng bắt đầu tính tới việc cắt giảm món ăn nổi tiếng này khỏi thực đơn.
“2022 là năm chúng ta sẽ ăn rau nhiều hơn thịt”, đầu bếp Lombard nói. Chủ nhà hàng Le 1862 đang sáng tạo nhiều món mới để lấp khoảng trống do gan ngỗng gây nên.
“Mọi người sẽ không ăn gan ngỗng nhiều trong năm nay để người khác cũng có cơ hội thưởng thức”. Các nhà sản xuất sẽ cắt giảm khẩu phần gan ngỗng để mọi thực khách đều cơ hội thưởng thức. Một chuyên gia ẩm thực đã nói và đánh giá xu hướng về cơn khủng hoảng gan ngỗng ở Pháp…
Dịch bệnh, không phải khủng hoảng duy nhất của gan ngỗng Pháp
Xem thêm: Khi khách Việt đấu trí những tên trộm ở châu Âu
Không phải lần đầu Foie gras liên quan đến các cuộc khủng hoảng. Phương thức sản xuất truyền thống khi ép ngan, vịt ăn quá độ để vỗ béo đã bị lên án. Để ra một miếng gan béo, những con ngỗng bị ép ăn đầy tàn nhẫn.
Nhiều lần trong ngày, người ta banh miệng, cắm ống thức ăn vào họng gia cầm để đổ thức ăn. 2 kg hạt ngũ cốc mỗi lần như thế khiến gan sinh mỡ, to gấp 10 lần kích cỡ thường. Lá gan quá khổ khiến chúng thở, đi lại khốn khổ. Nhiều con ngỗng không thể đi lại, trở nên hung dữ. Chúng sẽ tự xé lông mình và tấn công đồng loại…
Pháp sản xuất, tiêu thụ 75% món foie gras trên toàn thế giới. Như vậy, khoảng 24 triệu con vịt, nửa triệu con ngỗng mỗi năm bị đối xử tàn nhẫn như trên. Mỹ và Canada cũng nuôi chừng 500.000 con/ năm để chế biến foie gras, theo Tổ chức bảo vệ động vật Farm Sanctuary.
Tại Israel, Đức, Na Uy và Anh, sản xuất gan ngỗng vỗ béo là vi phạm pháp luật. Người ta cho rằng, việc làm này dù là phục vụ nhu cầu con người cũng quá vô đạo đức. Tuy nhiên, các đầu bếp lại cố gắng bảo vệ sự phát triển của ẩm thực. Bởi vậy, cuộc tranh luận giữa giới bảo vệ động vật và những đầu bếp chẳng bao giờ khép lại./.
XEM THÊM: TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – PHÁP – THỤY SỸ – Ý – VATICAN