Không chỉ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… là các quốc gia châu Á coi Đoan Ngọ là ngày Tết quan trọng. Nhiều hoạt động văn hóa sôi động diễn ra vào ngày lễ theo quan niệm nông lịch phương Đông…
Ở các quốc gia thuộc văn minh nông nghiệp, Đoan Ngọ tổ chức để cầu nguyện mùa màng bội thu. Đồng thời, cộng đồng dân cư chia sẻ món ăn truyền thống, giữ gìn sức khỏe giữa mùa hè…
Hàn Quốc
Đoan Ngọ là một trong 3 lễ hội truyền thống quan trọng ở quốc gia này. Đó là, Tết Nguyên đán, Trung thu (Chuseok) và Đoan Ngọ. Đặc biệt, UNESCO đã vinh danh lễ hội Đoan Ngọ lịch sử hơn 1.000 năm tổ chức ở Gangwon trở thành Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu.
Người Hàn Quốc thường thưởng thức bánh Suritteok và Yaktteok. Đây là hai loại bánh truyền thống trong dịp Đoan Ngọ làm từ gạo, ngũ cốc, lá cây… Nếu như Suritteok, người ta đem gạo không dính nấu cùng lá ngải cứu tạo thành bánh dẻo xanh. Yaktteok có hình dạng đa dạng hơn nhiều chứ không đơn thuần giống bánh xe như Suritteok.
XEM THÊM: TOUR HÀN QUỐC 2022 – KHÁM PHÁ SỬ XỞ KIM CHI 5N4Đ – BAY VJ
Một hoạt động văn hóa khác quan trọng với người Hàn dịp Đoan Ngọ là gội đầu nước diên vĩ. Phụ nữ Hàn Quốc tin rằng, thảo mộc này sẽ giúp tóc suôn mượt, óng ả. Nam giới sẽ quấn rễ cây quanh thắt lưng để xua đuổi tà ma.
Bên cạnh đó, du khách nên tham giác trò chơi dân gian sôi động khắp Hàn Quốc dịp Đoan Ngọ. Trong khi phụ nữ chơi đu quay hay nhiều trò nhẹ nhàng, khéo léo. Đàn ông Hàn Quốc ưa chuộng thể hiện sức mạnh bằng đấu vật. Người chiến thắng sẽ nhận một con bò khỏe mạnh nên ai cũng hào hứng để giành kết quả cao.
Người Hàn truyền nhau câu “Đoan Ngọ tặng quạt, Đông chí tặng lịch”. Những chiếc quạt khi Đoan Ngọ tổ chức vào ngày hè nóng bức sẽ rất ý nghĩa. Phong tục này xuất hiện từ thời kỳ Joseon. Thậm chí, chính nhà vua cũng tặng quạt cho quan lại theo thứ tự cao tới thấp.
Xem thêm: Sân vận động Olympic Seoul, vinh quang huy hoàng của Hàn Quốc
Trung Quốc
Theo sự tích, Tết Đoan Ngọ tưởng nhớ thi nhân Khuất Nguyên, thời Chiến Quốc (340 – 278 TCN). Lưu truyền qua hơn 2.000 năm, Tết Đoan Ngọ là một trong 4 dịp lễ truyền thống tại Trung Quốc. Trong đó, hoạt động đua thuyền rồng điểm nhấn quan trọng dịp Đoan Ngọ. Những chiếc thuyền đầu rồng rực rỡ trên sông cùng không khí náo nhiệt sẽ mang tới sự hưng phấn. Theo truyền thống, người dân trên thuyền sẽ ném bánh nếp, bánh gạo xuống sông.
Không chỉ vậy, ẩm thực là điều đặc sắc trong dịp Tết Đoan Ngọ. Người Trung Hoa thường chế biến Zongzi (bánh ú). Bánh ú gồm gạo nếp cùng các loại nhân gói trong lá tre, sậy… Tuy vậy, hương vị có sự khác biệt giữa các vùng miền ở Trung Quốc. Tại miền Bắc Trung Quốc, vị ngọt do bột đậu đỏ, chà là là chủ đạo. Trong khi người phía Nam lại thích nhân mặn với lòng đỏ trứng muối, thịt lợn.
Tuy nhiên, bánh Zongzi chưa phải dấu ấn duy nhất dịp Đoan Ngọ ở Trung Quốc. Trứng trà mang ý nghĩa tốt đẹp với người Nam Xương, Giang Tây. Bánh đậu xanh là món ăn ưa thích của người dân phía Đông Chiết Giang. Và người Thiểm Tây cho rằng, Đoan Ngọ sẽ mất ý nghĩa nếu không ăn mì Saozi.
Ngoài ra, phong tục phổ biến khác dịp Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc là làm túi thơm. Nhiều loại thảo mộc bọc cẩn thận trong túi vải thêu hoa văn tinh xảo. Túi thơm nhỏ này gắn cùng sợi dây nhiều sắc màu để trang trí. Theo quan niệm, trẻ em đeo túi thơm sẽ giúp tránh khỏi điều tà ma, luôn khỏe mạnh.
Singapore
Dù không phải xuất phát điểm văn minh nông nghiệp, Singapore vẫn diễn ra các hoạt động dịp Đoan Ngọ. Lý do đơn giản bởi họ ảnh hưởng bởi cộng đồng người Hoa đông đảo sinh sống tại Singapore.
Dịp Đoan Ngọ ở Singapore, người dân cũng ăn bánh Zongzi. Sau đó, họ cùng nhau hòa mình không gian sôi động của các cuộc đua thuyền rồng. Điểm tổ chức sự kiện văn hóa này nổi tiếng dịp Đoan Ngọ là Công viên phía Đông Singapore./.
XEM THÊM: TOUR DU LỊCH SINGAPORE – SENTOSA 4N3Đ – BAY BAMBOO AIRWAYS