Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm du lịch Việt Nam

Các danh thắng lộ diện trong Hộ chiếu mới từ 1/7

27/07/2024
208

Hai mẹ con chị Lam Linh, Hà Nội, tận hưởng kỳ nghỉ hè một tuần ở Quy Nhơn, Bình Định, chi phí hết khoảng 13 triệu đồng. Chị Lam Linh, 44 tuổi, Hà Nội, cùng con gái 8 tuổi, chọn nghỉ hè tại Quy Nhơn. 2 mẹ con từng du lịch Quy Nhơn 3 ngày […] Xem →

Các danh thắng lộ diện trong Hộ chiếu mới từ 1/7

Các biểu tượng du lịch và địa danh nổi tiếng như Cột cờ Lũng Cú, vịnh Hạ Long, Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn… in trong hộ chiếu mới để quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Xem thêm: Trượt visa Schengen vì… quá tự tin

Mẫu hộ chiếu phổ thông mới áp dụng từ 1/7/2022. Theo đó, bìa chuyển sang xanh tím thay vì xanh lá như trước. Tuy nhiên, các thủ tục cấp mới, đổi không khác biệt so với mẫu cũ.

Hộ chiếu mẫu mới với chiều ngang 8,8 cm, dài 12,5 cm và dày khoảng 0,75 cm. Dù giữ nguyên kích thước, những trang bên trong của hộ chiếu mới cũng có một số thay đổi.

Hình ảnh bên trong thể hiện phong cảnh, các biểu tượng nổi tiếng của du lịch của Việt Nam. Những hình tượng về chủ quyền quốc gia, các di sản văn hoá nổi tiếng đã xuất hiện trong hộ chiếu mới. Trong đó, Cột cờ Lũng Cú, đền Hùng, vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bến Nhà Rồng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… Sự đổi mới này kỳ vọng quảng bá hình ảnh Việt Nam tới Năm châu. Cuốn hộ chiếu mẫu mới từ 1/7 góp phần truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

Cột cờ Lũng Cú xuất hiện trong mẫu hộ chiếu mới từ 1/7

Đầu tiên, Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang là biểu tượng cực Bắc của lãnh thổ Việt Nam, có lá cờ cao 9 m. Số 9 cũng là trang mà hình ảnh cột cờ cũng xuất hiện trong trang của cuốn hộ chiếu mới. Với độ cao khoảng 1.470 m so với mặt nước biển, cột cờ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Nơi này vẫn còn cách cực Bắc khoảng 3,3 km. Cột cờ Hà Nội là nguyên mẫu của công trình ở Lũng Cú này nhưng kích thước nhỏ hơn.

Danh thắng Tràng An, Ninh Bình

Trên ảnh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An, Ninh Bình do UNESCO vinh danh. Đặc biệt, Tràng An trở thành Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Đền Hùng

Đền Hùng ở Phú Thọ là nơi mọi người con đất Việt hướng về nguồn cội. Đền thờ 18 vị vua Hùng, những người “có công dựng nước”. Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh cao 175 m so với mặt nước biển, đền Hùng thuộc đất Phong Châu. Vốn là vùng đất đô linh thiêng của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước. Hiện, đây trở thành khu di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của Quốc gia.

Khuê Văn Các, Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Mỗi danh thắng nổi tiếng của Việt Nam trong cuốn hộ chiếu mới từ 1/7 chiếm hai mặt trang. Trong ảnh thể hiện Khuê Văn Các, nằm trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Tuy nhỏ, công trình mang kiến trúc độc đáo, mang âm hưởng của triều Nguyễn. Khuê Văn Các còn là biểu tượng của Thủ đô, xuất hiện trên biển tên đường, phố ở nơi này.

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh là địa danh kế tiếp xuất hiện trong hộ chiếu mới. Kỳ quan sở hữu có hơn 1.600 đảo đá vôi lớn nhỏ. Khung cảnh càng ấn tượng bởi các đảo đá vôi đủ hình thù nằm rải rác, tạo nên cảnh quan đầy tuyệt tác. UNESCO đã hai lần công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới. UNESCO đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm 2010).

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế. UNESCO công nhận danh thắng là Di sản văn hoá thế giới. Cố đô Huế xuất phát từ thời kỳ từng là Kinh đô chính thức của Việt Nam dưới triều Nguyễn.

Xem thêm: Cảnh đẹp xứ Huế trong “Em và Trịnh”

Trên diện tích hơn 500 ha, kinh thành Huế xây dựng trong ba vòng thành. Thứ tự của công trình gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Vua Gia Long tiến hành xây kinh thành từ năm 1805. Đến năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng mới hoàn thành.

Phố cổ Hội An

Xem thêm: TOUR ĐÀ NẴNG – HỘI AN – 4N3Đ – BAY BAMBOO

Phố cổ Hội An, Quảng Nam là địa danh không thể thiếu trong quyển hộ chiếu mới từ 1/7. Hội An chinh phục du khách trong nước, quốc tế bởi nét hoài cổ. Dấu ấn thời gian vẹn nguyên trên những căn nhà cổ, mái ngói, sơn màu vàng nghệ. Khung cảnh bên sông Hoài càng lung linh mỗi tối bởi đèn hoa đăng. UNESCO công nhận Hội An là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Thánh địa Mỹ Sơn

Cách Hội An 40 km, Thánh địa Mỹ Sơn cũng là Di sản văn hóa thế giới. Công trình biểu trưng ấn tượng của thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa xa xưa. Kết cấu mỗi cụm của Mỹ Sơn gồm đền thờ chính, tháp nhỏ bao quanh. Trong đó, núi Meru tượng trưng bởi đền chính. Nơi này mang ý nghĩa trung tâm của vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.

Lý Sơn, Quảng Ngãi

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Phú Yên năm 2022

Lý Sơn, Quảng Ngãi là Cổng Tò Vò ở phía đông đảo là địa danh nổi bật không thể thiếu. Cao hơn 2 m, cổng đá Tò Vò nằm ngay sát biển. Người dân kể rằng, núi lửa cách đây 2 triệu năm, phun nham thạch thì gặp nước biển đông cứng. Hiện tượng này tạo nên cổng vòm với hình dạng kỳ thú ấy. Hoàng hôn là thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng cổng Tò Vò. Khi mặt trời khuất bóng, những tia nắng le lói qua khe đá là khoảnh khắc độc đáo hiếm có.

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan cách thị xã Sa Pa khoảng 9 km, nằm ở tỉnh Lào Cai. Danh thắng xuất hiện cùng với cột mốc, thể hiện sự hùng vĩ của nóc nhà Đông Dương. Đỉnh cao 3.147 m, là mơ ước của nhiều người leo núi, săn mây. Ngoài việc tự leo, du khách có thể đi cáp treo chinh phục danh thắng này.

Xem thêm: Time Out Dubai công bố 10 điểm du lịch hấp dẫn tháng 7

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo