Liên hệ
Việt Nam
English
Điểm đến Ấn Độ – Tây Á

7 bất ngờ khi trở lại du lịch Ấn Độ sau Covid-19

27/07/2024
152
Khám phá New Delhi là sự hòa quyện giữa nét đẹp huyền bí Á Đông và vẻ hiện đại. Hành trình ở thủ đô Ấn Độ sẽ mang tới trải nghiệm tham quan nhiều công trình kiến trúc tôn giáo hoành tráng, nền văn hóa đa dạng của Nam Á… Nhắc tới Ấn Độ, chúng […] Xem →

7 bất ngờ khi trở lại du lịch Ấn Độ sau Covid-19

Posted By : Trần long/ 557

Lam Trang ngỡ ngàng khi du lịch Ấn Độ sau Covid-19 gặp cô bán dừa dạo, chú bán hàng rong chấp nhận thanh toán qua ví điện tử. Còn trang phục của người dân thì rực rỡ cùng mùi hoa nhài tỏa lan khắp nơi…

Trịnh Vũ Lam Trang (tên thật Trịnh Thị Thu Trang), 24 tuổi, từng thực tập tại thành phố Chennai, miền nam Ấn Độ 2 tháng ngay trước Covid-19. Thời gian không dài song Trang kết hợp hài hòa giữa việc học và đam mê du lịch Ấn Độ. Hiện, Lam Trang thường chia sẻ các góc nhìn, những trải nghiệm văn hoá cá nhân khi du lịch Ấn Độ sau Covid-19 lên mạng xã hội, nhận nhiều quan tâm.

Trang nói, từng băn khoăn không biết có nên tới Ấn Độ không? Do biết nhiều thông tin tiêu cực như thời tiết nóng, người dân ăn bốc, đồ ăn cay nồng, không khí ô nhiễm, nạn cướp giật. Đặc biệt, Trang cảm thấy chút sợ hãi là nạn sàm sỡ và hiếp dâm khách nữ. Tuy nhiên, Trang vẫn quyết định tới Ấn Độ trong tâm thế học hỏi. Chính suy nghĩ “thử một lần cho biết” mang tới cô gái trẻ điều tích cực ở Ấn Độ…

Không khí tấp nập ở Ấn Độ sau kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Không khí tấp nập ở Ấn Độ sau kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Xem thêm: Ngỡ ngàng khi đi tàu hỏa ở Ấn Độ

Người Ấn ăn nhiều đồ chay, nóng

Người dân ăn nhiều đồ chay là điều làm Trang sốc văn hoá nhất khi đặt chân tới Ấn Độ. Cô cho biết, khoảng 1/3 dân số Ấn Độ ăn chay thường xuyên. Thậm chí, căng tin của Đại học mà Trang thực tập chỉ cung cấp đồ ăn chay. Tuần đầu tới đến Ấn Độ, Trang chưa quen, chưa biết chỗ nào bán thịt nên buộc phải ăn chay. Cơ thể Trang đói nhanh, mỏi mệt vì chưa quen chế độ ăn chay một cách đột ngột. Sau đó, cô tìm thấy quán thịt nhưng chỉ phục vụ thịt gà. Thịt cừu đắt mà không phải nơi nào chế biến cũng ngon miệng. Ở Ấn Độ suốt 2 tháng, Trang hoàn toàn không ăn thịt lợn và thịt bò. Dù ở Việt Nam, thực phẩm này vô cùng dễ tìm, phổ biến…

Hơn nữa, các món ăn Ấn Độ thường nóng, nhiều gia vị. Người dân thích ăn chay song lại thiếu rau xanh trong các khẩu phần ăn. Họ chủ yếu chế biến các loại cà ri nấu cùng các loại hạt. Gạo ở Ấn Độ dài, dẹt và tơi, không hề thơm, dẻo như Việt Nam. Tuy vậy, Trang ưa thích ăn bánh kẹo, nước trái cây, chocolate, trà Ấn Độ bởi rẻ, dễ ăn…

Thanh toán mua sắm thông minh khi du lịch Ấn Độ sau Covid-19

Thanh toán điện tử đã thông dụng ở Ấn Độ. Kể cả những món đồ đơn giản như cốc trà, hộp bánh hay sách, tài liệu đều thanh toán bằng mã QR. Người dân tại đây dùng ví điện tử do chính người Ấn thiết kế và vận hành tên là Paytm. Ngay cả “Cô bán trái dừa dạo và chú bán hàng rong đều chấp nhận dùng ví điện tử thanh toán“, Trang nói.

Ở Ấn Độ, khách mua hàng cần trả giá rất kỹ lưỡng. Bởi người bán thường nói thách giá trên trời. Thậm chí, họ nói những câu như kiểu thề với thánh thần rằng bán đúng giá. Song giá bạn nghe thấy vẫn gấp nhiều lần…

Lam Trang (áo trắng, đeo kính) cùng 3 người cô gái người Việt dẫn người bạn Bangladesh đến một nhà hàng Trung Hoa để trải nghiệm.  Do cô bạn này tò mò về cách người Việt dùng đũa trong bữa ăn…

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Ấn Độ năm 2022

Trang thấy bất ngờ khi mua sắm ở Ấn Độ là các cửa hàng đều nói không với túi nilon. Khách hàng cần phải mang theo túi hoặc trả thêm phí để mua túi giấy. Bạn cũng đừng quá lo bởi chỉ khoảng 3.000 VNĐ/ túi giấy.

Các sản phẩm nên mua về làm quà khi du lịch Ấn Độ rất đa dạng. Du khách có thể chọn lựa như Saffron (nhuỵ hoa nghệ tây) vùng Kashmir là điểm nhấn. Ngoài ra, đồ da, các món đồ tín ngưỡng, tâm linh, trà, gia vị, phụ kiện của hãng Titan… Đồ chăm sóc da, mỹ phẩm của Ấn Độ khá thân thiện với da người Việt do nét tương đồng với thời tiết nóng ẩm. Tuy vậy, những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên nên mùi khá kén với nhiều người Việt. Thực phẩm chức năng, thuốc ở Ấn Độ cũng bày bán rất nhiều, phong phú…

Người Ấn chuộng màu sắc rực rỡ

Dẫu biết Ấn Độ ưa màu sắc rực rỡ thông qua phim truyền hình, Trang vẫn không khỏi ngạc nhiên. Quần áo bày bán trong các chợ, khu mua sắm ở Ấn Độ. Càng rực rỡ, càng nổi bật sẽ thu hút người dân hơn. “Mình sắm về đồ tốt với mức giảm giá kịch sàn, rẻ như tặng bởi đơn giản nó có màu xám. Có thể do màu này không ai mua nên họ hạ giá chăng?” Trang chia sẻ.

Không chỉ vậy, cô gái Việt cho biết, người Ấn “phát cuồng” màu vàng. Có thể màu vàng vốn đã sặc sỡ. Dễ hiểu khi Ấn Độ là một trong những quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất hành tinh. Nếu món trang sức không phải vàng, họ sẽ mạ vàng hay Việt Nam ta quen gọi “Mỹ ký”. Người Ấn dùng mọi cách để nó dù không phải màu vàng nhưng vẫn sặc sỡ, thu hút ánh nhìn.

Trang phục truyền thống ở khắp nơi

Nhiều cửa hàng bán trang phục truyền thống là điều mà Trang ấn tượng khi dạo trung tâm mua sắm. Nhiều tầng ở trung tâm mua sắm chỉ xuất hiện đồ truyền thống. Các trang phục này nhiều chủng loại, đa dạng về mức giá, trẻ con đến người lớn. “Người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ khá khó mua quần áo tại Ấn Độ. Do cỡ người Ấn to hơn người Việt. Ở Việt Nam, mình mặc size L và XL thường xuyên mà đến Ấn Độ, size S còn rộng lắm“, Trang chia sẻ.

Một điều thú vị mà Trang nhận ra tại những khu chợ, người bán hàng thường là nam giới. Theo cô, việc đi chợ, ngắm nhìn các cửa hàng giúp tìm hiểu thêm về văn hóa bản xứ…

Mùi hoa nhài

Hoa nhài là mùi hương gợi nhớ về Ấn Độ trong tâm trí của Trang. Cô nói, người phụ nữ miền Nam ở Ấn Độ dùng hoa nhài để tết tóc. Các cô dâu xinh đẹp thường cài chùm hoa nhài để trang điểm trong hôn lễ.

Thậm chí, Chennai, thành phố mà Trang thực tập, còn xướng danh như “Thành phố hương hoa nhài”. Du khách dạo bước sẽ chứng kiến nhiều người bán hàng kết từng chùm hoa nhài tinh khôi để bán.

Nhiều danh lam thắng cảnh

Du khách tới Ấn Độ thường chú ý vào các địa điểm ở phía bắc. Cẩm nang du lịch Ấn Độ gợi ý New Delhi, đền Taj Mahal, Mumbai, vùng đất Phật giáo Bodh Gaya. Tuy nhiên, Trang cảm thấy may mắn bởi khám phá những địa danh ở phía nam Ấn Độ.

Nơi Trang thấy hoàn hảo trong chuyến hành trình trở lại du lịch Ấn Độ sau Covid-19 là Chidambaram Nataraja. Người ta biết tới tên gọi khác là đền Thillai Nataraja. Đây là đền thờ Nataraja – vị thần vũ điệu theo quan niệm Ấn Độ giáo. Công trình tôn giáo vĩ đại hình thành từ thế kỷ 10 dưới Vương triều Chola huy hoàng. Đồng thời, ngôi đền trở thành một trong những khu đền còn hoạt động lâu đời nhất ở Nam Á.

Trông từ xa, phần mái sở hữu những hoạ tiết trang trí công phu và kết hợp màu sắc rực rỡ. Bước vào trong, cô gái đặc biệt thích thú những bức chạm khắc tinh xảo hình các vũ công trong điệu Bharatanatyam. Đây là một điệu múa cổ điển nổi tiếng trong văn hóa Ấn Độ.

Người dân Ấn Độ chăm chỉ đọc sách

Trang lưu ý tới khách du lịch Ấn Độ về các cửa tiệm sách. Quốc gia Nam Á này tự hào là một trong những thị trường tiêu thụ sách hàng đầu thế giới. Ở Ấn Độ “sách gì có thể tìm ra, loại nào cũng dễ dàng tìm thấy“. Trong đó, người Ấn ưa chuộng các tác phẩm của Chetan Bhagat, tác giả của “Ba chàng ngốc”. Ngoài ra, sử thi tiếng Phạn nổi tiếng Mahabharata cùng Ramayana bày bán nhiều nhất, xếp tại nơi thu hút…

Du lịch Ấn Độ, Trang học nhiều điều bổ ích. Cô đã chứng kiến tất cả những giới hạn tiềm tàng của con người, các mặt đối lập sâu sắc. Ở đó, những người giàu có nhất thế gian, nhưng cũng có người cùng cực của xã hội. Một xã hội có những người vĩ đại, tài ba nhưng đâu đó vẫn là tệ nạn hiểm nguy. Cả hình ảnh những con người bình thường sống chậm rãi nhưng nồng nhiệt, dữ dội trong các lễ hội. “Ấn Độ giúp mình nhận ra sự tôn trọng sự khác biệt và đa dạng. Không chỉ giữa người với người, giữa các nhóm cộng đồng, mà hơn hết là giữa các quốc gia, dân tộc với nhau“, Trang cho biết.

XEM THÊM: TOUR DU LỊCH TAM GIÁC VÀNG ẤN ĐỘ: NEW DELHI – AGRA – JAIPUR – 7N6Đ – BAY VJ (Khởi hành năm 2022)

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo